Xây dựng cửa thoát hiểm cần tuân theo tiêu chuẩn gì?

07/12/2024

Trong thiết kế và xây dựng các công trình hiện đại, cửa thoát hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi xảy ra các tình huống khẩn cấp như cháy nổ. Việc xây dựng cửa thoát hiểm cần tuân theo các quy chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy chuẩn cần tuân thủ khi xây dựng cửa thoát hiểm.

Xây dựng cửa thoát hiểm cần tuân theo tiêu chuẩn gì?

Thế nào là cửa thoát hiểm?

Cửa thoát hiểm là loại cửa được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong các tình huống khẩn cấp, giúp người bên trong công trình có thể nhanh chóng và an toàn thoát ra ngoài. Cửa thoát hiểm thường được lắp đặt tại các vị trí chiến lược trong tòa nhà như lối đi chính, hành lang, cầu thang thoát hiểm và các khu vực công cộng.

Chức năng của cửa thoát hiểm

Chức năng chính của cửa thoát hiểm là đảm bảo lối thoát an toàn cho người sử dụng khi xảy ra hỏa hoạn, động đất hoặc các tình huống khẩn cấp khác. Cửa thoát hiểm cần dễ dàng mở từ bên trong mà không cần sử dụng chìa khóa, đồng thời phải có khả năng chịu nhiệt và chống cháy tốt để ngăn chặn lửa và khói lan rộng.

Quy chuẩn xây dựng của cửa thoát hiểm

Tại các tòa nhà cần thiết kế lối thoát, cửa thoát hiểm phải được thiết kế theo quy chuẩn QCVN 06:2021/BXD.

Theo đó, tại tiểu mụ 3.2.10 Mục 3 QCVN 06:2021/BXD quy định các cửa cửa lối ra thoát nạn và các cửa khác trên đường thoát nạn phải được mở theo chiều lối thoát từ trong nhà ra ngoài.

Quy chuẩn trên không quy định chiều mở của các cửa đối với: Các gian phòng có mặt đồng thời không quá 15 người, ngoại trừ các gian phòng hạng A hoặc B. Các phòng kho có diện tích không lớn hơn 200m2 và không có chỗ cho người làm việc thường xuyên. Các buồng vệ sinh và các lối ra dẫn vào các chiếu thang của các cầu thang bộ loại 3.

Các cửa của các lối thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa. Trong các nhà chiều cao PCCC lớn hơn 15m, các cánh cửa nói trên, ngoại trừ các cửa của căn hộ, phải là cửa đặc hoặc cửa với kính cường lực.

Các cửa của lối thoát nạn từ các gian phòng hay các hành lang được bảo vệ chống khói cưỡng bức phải là cửa đặc được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa này nếu cần để mở khi sử dụng thì phải được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa này nếu cần để mở khi sử dụng thì phải được trang bị cơ cấu tự động đóng khi có cháy.

Các cửa cho phép quay trở lại phái trong nhà phải có thông báo trên mặt cửa phía trong buồng thang để nhận biết được vị trí của cửa quay trở lại phía trong nhà hoặc lối ra thoát nạn gần nhất theo từng hướng di chuyển. Lưu ý, đối với các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà, ở mặt cửa phía hành lang trong nhà (ngoài buồng thang) nên có biển cảnh báo người sử dụng không thể quay trở lại phía trong nhà được khi họ qua cửa đó.

Ngoài những quy định được nói riêng, các cửa của lối thoát nạn từ các hành lang tầng đi vào buồng thang bộ phục vụ từ 4 tầng nhà trở lên (ngoại trừ trong các nhà phục vụ mục đích giam giữ, cải tạo) phải đảm bảo tất cả các khóa điện lắp trên cửa phải tự động mở khi hệ thống báo cháy tự động của tòa nhà bị kích hoạt. Ngay khi mất điện thì các khóa điện đó cũng phải tự động mở.

Các lối ra không thỏa mãn các yêu cầu đối với lối ra thoát nạn có thể được xem là lối ra khẩn cấp để tăng thêm mức độ an toàn cho người khi có cháy. Các lối ra khẩn cấp không được đưa vào tính toán thoát nạn khi cháy.

Đường thoát nạn là một đường di chuyển liên tục và không bị chặn từ một điểm bất kỳ trong nhà hoặc công trình đến lối ra bên ngoài. Các đường thoát nạn phải được chiếu sáng và chỉ dẫn phù hợp với các yêu cầu tại TCVN 3890.

Khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất của gian phòng, hoặc từ chỗ làm việc xa nhất tới lối ra thoát nạn gần nhất, được đo theo trục của đường thoát nạn, phải được hạn chế tùy thuộc vào nhóm nguy hiểm cháy theo công năng và hạng nguy hiểm cháy nổ của gian phòng và nhà. Số lượng người thoát nạn. Các thông số hình học của gian phòng và đường thoát nạn. Cấp nguy hiểm cháy kết cấu và bậc chịu lửa của nhà. Chiều dài của đường thoát nạn theo cầu thang bộ loại 2 lấy bằng ba lần chiều cao của thang đó.

Kết luận

Xây dựng cửa thoát hiểm tuân theo các quy chuẩn nghiêm ngặt là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tài sản. Bằng cách tuân thủ các quy chuẩn trên, chúng ta có thể tạo ra một môi trường sống và làm việc an toàn hơn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 090 145 0909 để được tư vấn và báo giá về sản phẩm cửa thoát hiểm.