Trình tự thử nghiệm vách kính chống cháy

02/24/2024

Vách kính chống cháy là một trong những sản phẩm đảm bảo an toàn trong xây dựng. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của vách kính chống cháy, việc thực hiện các bước thử nghiệm cẩn thận và chính xác là hết sức quan trọng. Bài viết này sẽ mô tả chi tiết về trình tự thử nghiệm vách kính chống cháy, từ chuẩn bị đến thực hiện và đánh giá kết quả.

Trình tự thử nghiệm vách kính chống cháy

Khái niệm về vách kính chống cháy

Vách kính chống cháy là một loại vách ngăn được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn sự lan truyền của lửa và khói trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Mục đích chính của vách kính chống cháy là tạo điều kiện thoát hiểm thoát nạn, bảo vệ tính mạng con người và giảm thiểu thiệt hại về tài sản.

Bước 1: Chuẩn bị mẫu thử nghiệm

Lựa chọn mẫu

Mẫu thử nghiệm phải đại diện đầy đủ cho kết cấu theo hồ sơ đề nghị thử nghiệm và sẽ được sử dụng trong thực tế. Độ nghiêng của mẫu thử phải được chọn theo yêu cầu sử dụng. Hướng thử của mẫu thử phải dựa trên việc sử dụng của vách kính chống cháy trong thực tế – tức là tiếp xúc với lửa từ bên trên hoặc bên dưới.

Cấu tạo mẫu

Mẫu thử nghiệm phải đại diện đầy đủ cho cấu kiện dự kiến sử dụng trong thực tế, bao gồm hoàn thiện bề mặt và phụ kiện cần thiết và có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của nó trong thử nghiệm hoặc được thiết kế để kết quả thử nghiệm có được khả năng áp dụng rộng nhất cho các cấu kiện xây dựng tương tự khác. Mẫu thử nghiệm không được chứa kết hợp của các loại cấu kiện khác nhau, ví dụ, các loại kính khác nhau, trừ khi nó đại diện đầy đủ cho kết cấu trong thực tế.

Số lượng mẫu thử

Đối với mẫu vách kính dạng đứng, số lượng mẫu thử tùy thuộc vào mặt chịu lửa của mẫu thử theo tiêu chuẩn TCVN 9311-1. Nên mẫu thử có kết cấu đối xứng, đơn vị đặt hàng thử nghiệm chỉ cần thử 01 mẫu.

Đối với mẫu vách kính nằm ngang hoặc nghiêng, các thử nghiệm phải được tiến hành với sự tiếp xúc từ mặt dưới, trừ khi đối với các mẫu thử nghiêng, có thể chứng minh rằng sự tiếp xúc có thể xảy ra từ cả hai phía, trong trường hợp đó phải thử cả hai mặt (khi đã biết mặt tiếp xúc với lửa chỉ cần thử nghiệm với mặt chịu lửa).

Kích thước của mẫu thử

Đối với mẫu thử trong lò đứng, kích thước mẫu thử phải là kích thước đầy đủ khi kết cấu thực tế có chiều dài nhỏ hơn 3m hoặc chiều rộng nhỏ hơn 3m. Đối với các cấu kiện có kích thước miệng lò là 3m x 3m, kích thước mẫu thử tối thiểu là 3m x 3m.

Đối với mẫu thử được thử nghiệm trong lò thử nghiệm theo phương ngang, kích thước tiếp xúc của mẫu thử ít nhất phải là 4m x 3m, trừ khi kết cấu mà nó đại diện được thiết kế có kích thước tiếp xúc nhỏ hơn 4m x 3m, trong trường hợp đó là thực tế kích thước sẽ được kiểm tra.

Bước 2: Thử nghiệm và xác định giá trị kết quả thử nghiệm

Kiểm tra lò thử nghiệm

Việc đo và kiểm tra các điều kiện như nhiệt độ, áp lực trong lò thử nghiệm phải tuân theo quy định trong TCVN 9311-1:2012.

Thực hiện thử nghiệm

Mẫu thử được làm khô, gắn vào lò gia nhiệt và cài đặt các thiết bị giám sát nhiệt độ mẫu thử, nhiệt độ và áp suất lò đốt, tiến hành gia nhiệt theo quy định của TCVN 9311-1:2012, và theo tài liệu hướng dẫn sử dụng lò thử nghiệm của nhà sản xuất. Các bước tiến hành thử nghiệm bao gồm:

  • Cố định mẫu vào giá để mẫu
  • Cố định giá để mẫu vào lò đốt
  • Cố định các vị trí đầu đo, vẽ sơ đồ bố trí

Gia nhiệt lò đốt theo tiêu chuẩn TCVN 9311-1:2012 (ISO 834-1). Chế độ nhiệt của lò đốt theo tiêu chuẩn và nhiệt độ thực của lò đo được theo yêu cầu T= 345 log10(8t+1)+20

Xác định giá trị kết quả thử nghiệm

Tính toàn vẹn: Được lấy bằng khoảng thời gian (phút) mẫu thử liên tục duy trì chức năng ngăn cách trong quá trình thử nghiệm mà không: Làm bùng cháy đệm bông (quy định tại 8.4.1 TCVN 9311); Cho phép đưa cữ đo khe hở vào (quy định tại 8.4.2 TCVN 9311); Dẫn đến sự bốc cháy tại bề mặt không tiếp xúc lửa với thời gian >10s.

Tính cách nhiệt: Được lấy bằng khoảng thời gian (phút) mà mẫu thử liên tục duy trì chức năng ngăn cách trong quá trình thử nghiệm mà không làm tăng nhiệt độ ở bề mặt không tiếp xúc với lửa, cụ thể lả: Làm tăng nhiệt độ trung bình lên hơn 140k so với nhiệt độ trung bình ban đầu; Làm tăng lên hơn 180k so với nhiệt độ ban đầu do nhiệt di động (nhiệt độ ban đầu là nhiệt độ trung bình của mặt không tiếp xúc với lửa vào thời điểm bắt đầu thực hiện phép thử).

Kết luận

Thử nghiệm vách kính chống cháy là một quá trình quan trọng để đảm bảo an toàn trong xây dựng. Bằng cách thực hiện các bước thử nghiệm cẩn thận và chi tiết, có thể đánh giá chính xác khả năng chống cháy của vách kính, đảm bảo rằng chúng đáp ứng tất cả các yêu cầu an toàn cần thiết. Kết quả thử nghiệm này cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà thiết kế, kiến trúc sư và chủ đầu tư trong việc lựa chọn vật liệu phù hợp cho công trình của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 090 145 0909 để được tư vấn và báo giá về sản phẩm vách kính chống cháy ngay hôm nay.