Quy trình thi công, lắp đặt hệ thống cửa nhôm kính

08/25/2023

Quy trình lắp đặt hệ thống cửa nhôm kính bao gồm nhiều gia đoạn khác nhau. Ví dụ như gắn cố định khung cửa trước trong quá trình xây dựng hoặc lắp ráp phần cánh cửa. Đây là một quy trình thi công đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao. Tại KAI Windoors có đội ngũ nhân công, kỹ chuyên môn cao, được tào tại bài bản. Tất cả các giai đoạn trong quy trình đều được thực hiện chính xác. Tham khảo ngay quy trình thi công hệ thống cửa kính nhôm tại công trình qua bài viết sau.

Thi công cửa sổ nhôm kính

Giai đoạn 1: LẮP ĐẶT PHẦN KHUNG CHÍNH, KHUNG PHỤ

Có 2 dạng lắp đặt tùy theo tiến độ hoặc yêu cầu của chủ đầu tư để tiến hành triển khai. Theo dạng Hệ SUBFRAME hoặc Hệ LUG.

1. HỆ KHUNG SUBFRAME

Hệ khung Subframe bao gồm khung cửa được đúc liền khối hoặc được bắt vít gắn vào tường bê tông. Khung chính sau đó sẽ được bắt vào khung phụ ở giai đoạn thi công sau.

Lắp đặt khung phụ

  • Căn chỉnh kỹ lưỡng và đặt khung phụ vào đúng vị trí là điều cốt yếu để đảm bảo cho cửa đóng mở dễ dàng.
  • Sau khi xác nhận khung phụ đã ở đúng vị trí, bắn vít cố định vào tường bê tông. Khung phụ phải được gia cường tạm thời bằng miếng gỗ gần với điểm bắt vít.
  • Đầu vít / đầu bu lông và mối nối giữa tường bao và khung phụ phải được bịt kín bằng keo để có tác dụng chống thấm nước
  • Băng dán bảo vệ nên được giữ nguyên trong suốt quá trình thi công. Các miếng gia cường tạm thời cũng cần giữ nguyên cho tới khi lắp đặt phần khung bên trong.

Lắp đặt phần khung chính

  • Sau khi xây vữa ở xung quanh xong, lắp khung chính vào khung phụ. Trước khi cố định phần khung chính, phải kiểm tra xem khung phụ có bị trầy xước hư hỏng gì không. Nếu khung phụ bị hư hỏng thì cần được sửa chữa hoặc thay thế. Việc đặt khung phụ vào vị trí cũng cần được kiểm tra kỹ trước khi cài đặt khung chính.
  • Khung phụ phải được làm sạch, quét hết bụi và mảnh vụn. Bụi và mảnh vụn bám trong khung phụ có thể ảnh hưởng đến việc căn chỉnh và cố định khung chính. Nó có thể làm tắc các lỗ thoát nước, dẫn đến tràn nước vào bên trong nhà.
  • Lắp đặt khung chính phải được thực hiện bởi những nhà thầu đã qua đào tạo, đã đăng ký và được cấp phê duyệt tại Cơ quan Quản Lý Xây Dựng và Nhà Ở Singapore, theo tiêu chuẩn làm việc RW01.

2. LẮP ĐẶT THEO HỆ LUG

Lắp đặt khung trên tường gạch

Bước 1: Trước khi lắp khung cửa, cần kiểm tra các mục sau:

  • Kiểm tra tường bao để loại bỏ tất cả các khuyết điểm trước khi tiến hành lắp đặt
  • Làm sạch và thấm ướt tường bao

Bước 2: Kiểm tra khung cửa để loại bỏ tất cả các khuyết điểm, khớp với số đo / khoảng cách bản lề thép. Khung bị lỗi cần phải được thay thế.

Bước 3: Nêm gỗ hình chữ V thường được sử dụng để giữ tạm thời khung cửa sổ ở vị trí bên trong khung tường bao.

Bước 4: Khung cửa sau đó được kiểm tra độ thẳng đứng, độ ngang và độ thẳng hàng Dung sai cho phép như sau:

Bước 5: Sau khi gắn cố định khung, bản lề được vít cố định vào tường. Khi vít, cần chú ý duy trì độ thẳng đứng để đảm bảo khung cửa luôn thẳng hàng. Kiểm tra độ nằm ngang và vuông góc của khung bằng cách kiểm tra kích thước chéo của cửa.

Lắp khung trên tường và đổ bê tông tại chỗ

  • Hệ lug cũng có thể được sử dụng trên các bức tường bê tông đúc sẵn và tường bê tông đúc tại chỗ có sử dụng vữa bả trát hoàn thiện. Trong trường hợp như vậy, cần vạch ra vị trí các hốc cho phù hợp trước khi đổ bê tông để chứa bản lề / bu lông (hốc sâu 20mm).
  • Một phương pháp khác để cố định khung vào tường bê tông đúc sẵn hoặc tường bê tông đúc tại chỗ có sử dụng vữa bả trát hoàn thiện đó là bắn bu lông cố định khung vào chân tường bê tông. Khung dưới gắn vào cạnh dưới của tường. Căn chỉnh và lấy thăng bằng kỹ lưỡng trước khi bắn keo để bịt kín khoảng cách giữa tường và khung dưới để đảm bảo độ kín nước tại vị trí này.
  • Sử dụng nêm gỗ để cố định khung chính, và kiểm tra sự thẳng hàng, thẳng đứng và vuông góc. Sau đó, gắn cố định khung vào tường, sử dụng các bu lông có kích thước và chiều dài phù hợp tùy theo kích thước và trọng lượng của cửa.

3. BỊT CÁC KHE HỞ GIỮA TƯỜNG VÀ KHUNG CỬA

Khoảng cách giữa tường và khung cửa cần phải được bịt kín bằng keo để ngăn nước thấm qua các vị trí đó. Tùy thuộc vào khoảng cách lớn nhỏ để chọn dùng vữa chống thấm hoặc keo.

Bắn keo

  • Keo được sử dụng để bịt kín các khoảng cách 7-10mm.
  • Trước khi bắn keo, làm sạch khung nhôm bằng xăng trắng và một miếng giẻ sạch. Cần dán băng dính trên bề mặt khung cửa và tường bao để tránh làm bẩn bề mặt và vết keo được gọn gàng.
  • Sử dụng thanh xốp để trám lại đường keo. Ấn dọc theo mép của các hốc để đạt được độ kín khít nhất.
  • Các mối nối cần phải được trét kín để đảm bảo sự kín khít, bóc các phần keo thừa đi để bề mặt hoàn thiện đẹp.

Làm sạch bề mặt để loại bỏ bụi và các hạt

  • Vữa chống thấm được sử dụng để bịt các khoảng cách từ 11-25mm. Trước khi trát, kiểm tra băng dính bảo vệ bề mặt khung nhôm có còn nguyên vẹn không, nếu bị rách hoặc mất cần thay thế băng dính mới để tránh làm bẩn khung cửa. Xịt nước và làm sạch tường chỗ tiếp xúc, để tránh bụi và giảm thiểu sự hấp thụ nước vữa từ tường.
  • Nên dùng loại vữa không co ngót để ngăn ngừa các vết nứt và thấm nước xung quanh viền cửa. Để có hiệu suất tốt hơn, kết hợp tỷ lệ trộn vữa là 1 phần nước với 3 phần cát bê tông. Có thể thêm hợp chất chống thấm vào hỗn hợp vữa để tăng độ kín nước.

Phun vữa

  • Để phun vữa hiệu quả, nên sử dụng loại súng phun vữa phù hợp. Có thể sử dụng một tấm gỗ ốp để làm khuôn khi phun vữa để tăng cường độ nén của vữa.
  • Để vữa khô trong 2-3 ngày, kiểm tra xem có vết nứt hoặc lỗ rỗng để sửa trước khi tiến hành bước kế tiếp.

Giai đoạn 2: LẮP KÍNH

Khuyến cáo việc lắp kính nên thực hiện trong nhà máy để đạt chất lượng cao hơn. Nếu không thể mà phải thực hiện lắp kính tại công trường thì phải được thao tác cẩn thận bằng thợ có tay nghề cao. Thông thường việc lắp kính sẽ được thực hiện tại công trường. Phần này sẽ mô tả chuẩn mực các công đoạn của việc lắp kính tại công trường.

CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LẮP KÍNH

Băng dính bảo vệ cần được giữ nguyên cho đến khi lắp xong kính. Các bước chuẩn bị trước khi lắp kính như sau:

Kiểm tra khung cửa

  • Kiểm tra phía bên trong khung cửa và phụ kiện để thay thế nếu có bất kỳ lỗi nào.
  • Phía bên trong khung cửa phải sạch sẽ và không có bụi bẩn, mảnh vụn.
  • Kiểm tra các lỗ thoát nước ở bên trong khung không bị tắc.

Kiểm tra tấm kính

  • Tuân thủ các thông số kỹ thuật kích thước sản xuất
  • Kiểm tra nhãn dán trên kính, mã hiệu, ngày sản xuất.
  • Đối với kính cường lực/kính dán, kiểm tra logo, nhãn hiệu.
  • Các tấm kính dựng cùng chiều với nhau xuôi chiều của logo/nhãn dán.

Kiểm tra gioăng cao su

  • Kiểm tra gioăng cao su và thay thế nếu bị hỏng.
  • Làm sạch bụi bẩn trên gioăng để đảm bảo khi lắp khít với khung cửa và thanh nẹp.
  • Định dạng của gioăng phải phù hợp với định dạng của thanh nẹp để có thể giữ được tấm kính.

LẮP KÍNH VÀO KHUNG BÊN TRONG

  • Nhìn chung có 2 cách lắp kính, cho loại cửa mở quay, hoặc cho loại cửa bật trên/bật dưới. Có thể lắp trước và sau khi gắn khung xương bên trong vào khung chính bên ngoài. Cả 2 cách lắp kính đều tương tự nhau, tuy nhiên cần cẩn thận hơn khi lắp kính lên khung xương bên trong đã được gắn với khung chính bên ngoài, chú ý đến an toàn của thợ và vật tư rơi vãi ra bên ngoài công trình
  • Đối với các tấm kính lớn phải dùng chụp hút chân không để giữ. Sử dụng các miếng đệm để chặn giữ kính tạm thời.
  • Gioăng phải đủ dài để ghép liên tục, chú ý kỹ các góc. Dùng kềm chuyên dụng để ép gioăng chèn kín các khe hở giữa khung và kính để giữ kính chặt và ngăn thấm nước
  • Dùng thanh nẹp nhôm để cố định tấm kính, định dạng thanh nẹp phù hợp khớp với loại gioăng.
  • Dùng búa cao su để gõ các thanh nẹp vào đúng vị trí. Thanh nẹp mà không khít thì sẽ tạo khoảng cách và làm các gioăng nối không thẳng hàng.
  • Sau khi lắp nẹp xong, bắn keo để bịt khoảng trống giữa kính và thanh nẹp. Sử dụng loại keo và súng bắn keo cho phù hợp.
  • Dán băng dính lên khung và kính trước khi bắn keo. Miết lại đường keo cho đẹp bằng miếng nhựa. Chờ keo khô mới được tháo băng dính.

Thi công cửa sổ nhôm kính

Giai đoạn 3: LẮP ĐẶT VÁCH KÍNH CỐ ĐỊNH

  • Vách kính cố định thường được sử dụng trong xây dựng cao ốc. Quá trình lắp đặt bao gồm đặt tấm kính vào rãnh và khung cửa dưới và giữ chúng bằng thanh nẹp cửa.
  • Mặc dù theo thiết kế thông thường các tấm kính sẽ được từ lắp phía bên ngoài tòa nhà. Nhưng nên thiết kế cho việc lắp kính từ phía bên trong của tòa nhà.
  • Thông thường, thanh nẹp sẽ được lắp phía khung trên trước rồi tiếp theo lắp đến sang hai bên. Dùng búa cao su hoặc cán tô vít để đóng chặt thanh nẹp vào kính.
  • Sử dụng miếng đệm để lèn chặt tấm kính vào thanh nẹp. Bắn keo vào khe hở giữa tấm kính và

Giai đoạn 4: LẮP ĐẶT PHỤ KIỆN

Công đoạn cuối cùng là gắn phụ kiện, bao gồm tay nắm, khóa, vv… Căn chỉnh phụ kiện cho thẳng hàng trong và sau khi lắp. Khi gắn phụ kiện cần làm cẩn thận tránh xước hỏng tấm kính và khung cửa. Lớp màng bảo vệ phụ kiện nên được giữ cho tới tận khi kết thúc công trình.

Kết luận

Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến khách hàng quy trình lắp đặt hệ thống cửa nhôm kính. Tuy nhiên, có khá nhiều loại cửa nhôm kính như cửa đi nhôm kính, cửa sổ nhôm kính,… Hay những kiểu dáng cửa như: cửa quay trong, quay ngoài,… Để biết rõ quy trình lắp đặt cửa từng loại cửa kính nhôm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline 090 145 0909 để được giải đáp sớm nhất.