Phương pháp phòng chống cháy nổ tại các cơ sở kinh doanh

10/24/2023

Hiện nay, nguy cơ cháy nổ tại các cơ sở kinh doanh là một vấn đề đáng lo ngại và cần được quan tâm. Phòng chống cháy nổ là một nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện một cách đúng đắn để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của mọi người. Việc áp dụng các phương pháp phòng cháy nổ hợp lý và hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ cháy nổ và tạo ra một môi trường an toàn cho hoạt động kinh doanh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét một số phương pháp phòng chống cháy nổ phổ biến tại các cơ sở kinh doanh.

Phương pháp phòng chống cháy nổ tại các cơ sở kinh doanh

Một số biện pháp phòng chống cháy nổ hữu hiệu

  • Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và sử dụng các vật liệu chống cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chức chữa cháy và giải quyết khắc phục hậu quả cháy.
  • Người đứng đầu cơ sở có tính đặc thù về PCCC như: Đặc khu Kinh tế, Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao; cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hoá khác có nguy hiểm về cháy nổ; cơ sở là các công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm và các công trình khai thác khoáng sản khác; cơ sở sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện; cơ sở là chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, kho tàng; cơ sở là cảng, nhà ga, bến xe; cơ sở lả trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ thì phải thực hiện các biện pháp đặc thù về PCCC phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy nổ của từng loại cơ sở.
  • Tại cơ sở sản xuất kinh doanh phải có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ.
  • Kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt tại khu vực kinh doanh sản xuất.
  • Không được lưu trữ quá nhiều hàng hóa trong kho, hàng hóa phải được sắp xếp theo từng dãy để tạo khoảng trống chống cháy lan.
  • Phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, hệ thống điện, lắp đặt thiết bị bảo vệ như cầu dao tự động, cầu chì cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, tách riêng biệt các nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt.
  • Không lập bàn thờ để thờ cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc; Không sử dụng vật liệu là chất cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn.
  • Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.
  • Thành lập đội PCCC cơ sở và phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ, cứu nạn, có phân công thường trực canh gác.
  • Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.
  • Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong tình huống phức tạp nhất.
  • Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo ngay cho Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 hoặc báo cho Chính quyền, Công an nơi gần nhất đồng thời tìm mọi cách dập cháy, tổ chức việc thoát nạn, cứu người theo phương án chữa cháy đã đề ra.

Làm gì khi có sự cố cháy nổ xảy ra tại cơ sở kinh doanh

  • Thực hiện báo động có cháy để cho mọi người cùng biết.
  • Cắt điện nơi xảy ra cháy nổ và các khu vực xung quanh.
  • Triển khai công tác cứu người, di chuyển người mắc kẹt ra khỏi khu vực nguy hiểm.
  • Nhanh chóng báo cho cơ quan chức năng để thực hiện công tác dập lửa và cứu người.
  • Tổ chức các phương tiện dập lửa nhanh chóng.
  • Bảo vệ tài sản khỏi các thành phần cơ hội lợi dụng hỗn loạn để ăn cắp.
  • Hướng dẫn nơi đỗ và lấy nước cho cơ quan chức năng.
  • Triển khai phối hợp với lực lượng phòng cháy chữa cháy để dập lửa

Kết luận

Phòng chống cháy nổ tại các cơ sở kinh doanh đòi hỏi sự quan tâm từ phía chủ doanh nghiệp. Bằng cách tuân thủ các quy trình và phương pháp phòng chống cháy nổ, các cơ sở kinh doanh có thể giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho tất cả nhân viên và tài sản của mình.