Gần 9 triệu thùng dầu của Saudi Arabia, Iraq đang lênh đênh giữa đại dương vì xung đột ở Biển Đỏ
Các tàu chở gần 9 triệu thùng dầu từ Saudi Arabia và Iraq sẽ phải trì hoãn giao hàng vì họ chuyển hướng khỏi tuyến biển Đỏ/ Kênh Suez trong những ngày gần đây. Hiện họ đang đi trên tuyến đường dài hơn qua Châu Phi.
Các tàu chở dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tại các cảng Ras Tanura và Jubail của Saudi Arabia cũng tại cảng Basra của Iraq ban đầu hướng đến Châu u qua Biển Đỏ và Kênh đào Suez. Tuy nhiên, dữ liệu của Bloomberg cho thấy những tàu chở dầu đó đã chuyển hướng khỏi eo biển Bab el-Mandeb vào hoặc sau ngày 12/1.
Vào ngày 12/1, các tập đoàn công nghiệp vận tải và tàu chở dầu lớn nhất thế giới đã khuyên các thành viên tránh xa Bab el- Mandeb do lo ngại về an ninh trong bối cảnh các cuộc tấn công gia tăng nhằm vào vận tải biển thương mại trong khu vực từ lực lượng Houthi.
Tuyến đường qua Mũi Hảo Vọng ở Châu Phi sẽ tăng thời gian giao hàng giữa Trung Đông và EU thêm khoảng hai tuần so với tuyến Kênh đào Suez.
Tuần này, một siêu dầu mỏ khác đã đình chỉ việc vận chuyển tàu chở dầu qua Biển Đỏ.
Shell đã đình chỉ vô thời hạn tất cả các chuyến hàng của mình qua tuyến Biển Đỏ/ Kênh Suez trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực và lo ngại về các cuộc tấn công của Houthi leo thang, The Wall Street Journal đưa tin hôm thứ Ba, trích dẫn các nguồn thông tin về quyết định của tập đoàn lớn.
Vào giữa tháng 12, một công ty lớn khác có trụ sở tại Anh, BP, đã tạm thời đình chỉ tất cả các chuyến hàng qua tuyến này, “do tình hình an ninh vận chuyển ở Biển Đỏ ngày càng xấu đi”.
Căng thẳng tại dải Gaza đã ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu qua kênh đào Suez, nối Biển Đỏ với Địa Trung Hải. Đây là luồng tuyến có 15% lưu lượng vận chuyển hàng hải toàn cầu và là con đường vận chuyển ngắn nhất giữa Châu u và Châu Á.
Theo dữ liệu từ Drewry, phí vận chuyển một container 40 feet từ Châu Á đến Châu u trong tuần tính đến 4/1/2024 tăng rất mạnh: tuyến Thượng Hải – Rotterdam tăng 115%, lên 3.577 USD; tuyến Thượng Hải – Genoa tăng 114% lên 4.178 USD…
Sự tăng giá của các tuyến tàu từ Châu Á đến Châu u đã kéo chỉ số giá cước vận tải chung thế giới tăng 61% trong cùng khoảng thời gian, lên mức 2.670 USD cho mỗi container 40 feet. Ngay cả các tuyến không đi qua Biển Đỏ cũng có mức giá cước giao ngay tăng đáng kể như tuyến Thượng Hải – New York tăng 26%, lên 3.858 USD; tuyến Thượng Hải – Los Angeles tăng 30%, lên 2.762 USD.
Nguồn: Nhà báo và Công Luận