Các nhãn hàng xa xỉ vẫn ưu ái lựa chọn khu vực xung quanh Hoàn Kiếm

01/27/2024

Với vị thế là trung tâm lịch sử và văn hóa của Hà Nội, thu hút lượng lớn công chức, du khách và người dân địa phương, khu vực quận Hoàn Kiếm

Các yếu tố về đa dạng nguồn cung, cạnh tranh từ các thương hiệu, và sự tham gia của các nhãn hàng quốc tế đang thúc đẩy thị trường bán lẻ tại Hà Nội phát triển.

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp Cao, Bộ phận cho thuê thương mại Savills Hà Nội, chia sẻ về những diễn biến nổi bật trong thị trường bán lẻ hiện nay, đồng thời nhấn mạnh các xu hướng và triển vọng tương lai.

Bà đánh giá thế nào về thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội trong năm 2023?

Số liệu trong các báo cáo thị trường quý IV/2023 vừa công bố của Savills Việt nam cho thấy, kể từ năm 2019, nguồn cung mặt bằng bán lẻ vẫn giữ mức ổn định, trung tâm mua sắm tăng 2%/năm về nguồn cung, và khối đế bán lẻ ghi nhận mức tăng cao nhất với trung bình 7%/năm. Trong quý IV/2023, tổng nguồn cung bán lẻ đạt 1,78 triệu m2, trong đó, các trung tâm mua sắm chiếm 63% tỷ trọng nguồn cung, tương đương 1,1 triệu m2.

Công suất thuê bán lẻ trong Quý 4.2023 tăng 2% theo quý, đạt 88%. Trong đó khối đế bán lẻ ghi nhận mức tăng công suất cao nhất, 4 điểm %, theo sau là trung tâm mua sắm với mức tăng 2 điểm %. Trung tâm mua sắm có diện tích cho thuê thêm lớn nhất, đồng thời chiếm tỷ trọng cao nhất.

Các nhãn hàng mới xuất hiện đa dạng, cùng với việc các thương hiệu quốc tế mở rộng hoạt động không chỉ cung cấp thêm lựa chọn cho người tiêu dùng mà còn góp phần nâng cao vị thế của Hà Nội trên bản đồ bán lẻ khu vực.

Các nhãn hàng xa xỉ vẫn ưu ái lựa chọn khu vực xung quanh Hoàn Kiếm

Theo bà, mô hình bán lẻ nào “được lòng” các khách thuê bán lẻ trong năm vừa qua?

Tại thị trường Hà Nội, vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thuê của các nhãn hàng. Với sự phân hóa của các khu vực, mỗi nơi mang đến những đặc thù riêng biệt phục vụ cho nhu cầu đa dạng của các nhãn hàng.

Đơn cử, khu vực Hoàn Kiếm, với vị thế là trung tâm lịch sử và văn hóa của Hà Nội, thu hút lượng lớn công chức, du khách và người dân địa phương. Khu vực thường tập trung các cơ quan chính phủ, sứ quán và trụ sở các công ty đa quốc gia, và vẫn giữ vững sức hút của mình, đặc biệt với các nhãn hàng cao cấp.

Ngoài các thương hiệu hiện hữu, các thương hiệu từ cao cấp đến xa xỉ khác trên thế giới vẫn đang quan tâm đến khu vực này và mong muốn tìm kiếm các mặt bằng với chất lượng cao, đầy đủ pháp lý và đảm bảo quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy.

Điều quan trọng là các trung tâm thương mại đó phải được tổ chức một cách bài bản, từ chiến lược quảng cáo đến phân khu khách thuê và chiến lược quản lý vận hành, bởi đây là những yếu tố quan trọng trong việc vận hành và duy trì trung tâm thương mại.

Điểm mấu chốt cho sự thành công của các trung tâm thương mại hiện nay nằm ở việc kết hợp các phân khu khách thuê kho học, các nhãn hàng bán mua sắm và giải trí, cũng như các dịch vụ ăn uống. Khách hàng ngày nay không chỉ tìm kiếm nơi mua sắm, mà còn muốn trải nghiệm tổng hợp các hoạt động giải trí và ẩm thực.

Theo bà, xu hướng của thị trường bán lẻ trong thời gian tới sẽ như thế nào?

Xu hướng thị trường bán lẻ trong thời gian sắp tới sẽ được định hình bởi các yếu tố như tăng chi tiêu cho dịch vụ, hướng tới các cửa hàng có tính bền vững và thân thiện với môi trường, cùng với việc tập trung cung cấp trải nghiệm độc đáo cho khách hàng.

Trong tương lai, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành ẩm thực và dịch vụ (F&B). Các nhà bán lẻ giải trí như rạp chiếu phim và khu vui chơi cũng sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng.

Hình thức kết hợp giữa mua sắm trực tuyến và ngoại tuyens thông qua chiến lược bán lẻ đa kênh cũng đang trở nên phổ biến, mang đến tair nghiệm mua sắm linh hoạt và tiện lợi cho khách hàng. Các nhà bán lẻ đang tạo ra không gian mua sắm độc đáo và trải nghiệm mới, biến bán lẻ thành điểm đến trải nghiệm đầy sáng tạo và hấp dẫn. Điều này chắc chắn sẽ làm gia tăng sức cạnh tranh của thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới.

Đâu là triển vọng cho thị trường trong thời gian tới, về cả những cơ hội cũng như những khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết, thưa bà?

Triển vọng thị trường bán lẻ Việt Nam trong năm 2024 bao gồm cả cơ hội và thách thức. Một mặt, nguồn cung bán lẻ vẫn còn hạn chế, và các chủ đầu tư uy tín đang nắm giữ phần lớn nguồn cung chất lượng cao, đặc biệt tại các khu vực trung tâm thành phố. Điều này yêu cầu các nhà bán lẻ cần phải xây dựng mối quan hệ tốt và sẵn sàng trả giá thuê cao hơn để tiếp cận những vị trí đắc địa.

Mặt khác, số lượng các chủ đầu tư uy tín cung cấp dự án chất lượng cao ở các khu vực ngoại ô thành phố tăng lên, tạo cơ hội cho các nhà bán lẻ có thêm lựa chọn về vị trí và khả năng chi trả. Điều này đã thúc đẩy sự xuất hiện của các cửa hàng mới ở các địa điểm ngoài trung tâm, sau khi thành công tại các địa điểm trước đó đã mở rộng ra nhiều khu vực ngoài trung tâm.

Theo số liệu thống kê của Savills Việt Nam, nguồn cung bán lẻ dự kiến sẽ tăng thêm 247,601m2 từ nay đến năm 2025. Tuy nhiên, thách thức về nguồn cung hạn chế ở các khu vực trung tâm thành phố vẫn tồn tại, với chỉ 0,4% nguồn cung tương lai nằm ở khu vực trung tâm, đòi hỏi các nhà bán lẻ phải tiếp tục tìm kiếm giải pháp sáng tạo và linh hoạt trong việc lựa chọn vị trí và mô hình kinh doanh.

Nguồn: Nhà báo và Công luận