Các loại cửa cuốn chống cháy hiện nay

12/28/2023

Ngày nay, với tình hình an ninh trật tự phức tạp, các vụ cháy nổ xảy ra ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của người dân. Do đó, việc lựa chọn cửa cuốn chống cháy là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho các công trình.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cửa cuốn ngăn cháy khác nhau, được phân loại dựa trên chất liệu, kiểu dáng,… Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại cửa cuốn ngăn cháy hiện nay.

Các loại cửa cuốn chống cháy hiện nay

Khái niệm cửa cuốn chống cháy

Cửa cuốn chống cháy là cửa có thành phần cấu tạo từ các nan cửa dạng hộp, lói sử dụng vật liệu chống cháy PHG Panel, bọc thép dày 1.0 đến 1.5mm. Các khe nan được bọc gioăng chống cháy.

Ray dẫn hướng: Biện dạng hộp chữ U, lõi sử dụng vật liệu chống cháy, bọc thép dày 1.2 đến 1.4mm.

Hộp kỹ thuật: chịu toàn bộ tải trọng của cửa và động cơ, được tích hợp thanh chặn lửa, vỏ thép tạo không gian an toàn cho cửa và tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Các loại cửa cuốn chống cháy hiện nay trên thị trường

Cửa cuốn ngăn cháy được phân loại dựa trên cấp độ chống cháy E hoặc EI. Cụ thể như sau:

  • Cửa cuốn ngăn cháy E: E (Integrity) là tiêu chuẩn quy định giới hạn về độ toàn vẹn của vật liệu). Không xét đến khả năng truyền nhiệt của vật liệu tiêu chuẩn E là tiêu chuẩn đưa ra mức giới hạn để đảm bảo vật liệu vẫn được duy trì toàn vẹn mà không bị nứt gãy, đổ,… Tiêu chuẩn này thường được ứng dụng trong các giải pháp chống cháy như vách ngăn, hệ ống gió,… Để đảm bảo ngọn lửa không lây lan qua bên kia của tường, vách ngăn hay hệ thống ống gió.
  • Cửa cuốn ngăn cháy EI: EI (Integrity & Insulation) là tiêu chuẩn quy định giới hạn chịu lửa của vật liệu và phương tiện phòng cháy. E – Integrity là tính toàn vẹn của vật liệu chống cháy. Trong một khoảng thời gian nhất định nào đó nếu vật liệu vẫn duy trì được hình dạng ban đầu hoặc thay đổi một chút không đáng kể theo mức giới hạn cho phép thì vật liệu đó đạt được tiêu chuẩn E. I – Insulation là giới hạn về khả năng cách nhiệt. Trong mức giới hạn này, nếu vật liệu vẫn giữ được khả năng cách nhiệt và kết cấu được duy trì ổn định không bị ảnh hưởng bởi nhiệt thì vật liệu coi như đạt tiêu chuẩn I. Giới hạn chịu lửa của cửa cuốn chống cháy được xác định bằng khoảng thời gian từ khi bắt đầu thí nghiệm đốt mẫu vật liệu/ sản phẩm cho đến thời điểm bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu nứt vỡ, gãy, nổ… Được ghi chú rõ ràng trong các văn bản hướng dẫn về an toàn cháy nổ.

Cửa cuốn chống cháy thường được lắp đặt ở các vị trí nào?

Xí nghiệp, nhà máy: Đây là những nơi có nguy cơ cháy nổ cao do tập trung nhiều thiết bị điện, máy móc, vật liệu dễ cháy.

Kho bãi: Cửa cuốn chống cháy giúp ngăn chặn sự lan truyền của lửa và khói trong các kho chứa hàng hóa, tài sản.

Hầm để xe: Cửa cuốn ngăn cháy giúp bảo vệ các phương tiện và tài sản trong hầm để xe khỏi bị cháy.

Khu sân bay: Cửa cuốn ngăn cháy giúp ngăn chặn sự lan truyền của lửa và khói trong các khu vực quan trọng của sân bay như nhà ga, đường băng,…

Cửa cuốn ngăn cháy thường được trang bị hệ thống tự động cảm ứng nhiệt và đóng lại khi nhiệt độ đạt đến mức nhất định. Điều này giúp ngăn chặn đám cháy lây lan diện rộng, giảm thiểu thiệt hại. Cửa cuốn ngăn cháy cũng được thiết kế phù hợp để bố trí ở những công trình có thiết kế kéo dài và liên hoàn.

Ví dụ, cửa cuốn ngăn cháy có thể được lắp đặt ở các lối đi, lối thoát hiểm, cửa ra vào,… của các công trình này. Điều này giúp ngăn chặn sự lan truyền của lửa và khói, tạo lối thoát an toàn cho con người và tài sản.

Kết luận

Việc lựa chọn và lắp đặt cửa cuốn chống cháy đúng cách sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho các công trình, hạn chế thiệt hại do cháy nổ gây ra. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 090 145 0909 để được tư vấn và báo giá ngay hôm nay.