Biện pháp an toàn lao động khi thi công cửa nhôm kính

08/26/2023

Ngoài chất lượng công trình thì sự an toàn khi thi công cũng là một vấn đề quan trọng. Từ việc di chuyển vật liệu cho đến việc sử dụng điện,… tất cả cần có biện pháp an toàn. Bài viết sau đây, KAI Windoors sẽ chia sẻ một số biện pháp an toàn lao động khi thi công cửa nhôm kính.

cửa kính nhôm

1. Thiết lập hệ thống kiểm tra công tác an toàn lao động

Hệ thống kiểm tra công tác an toàn lao động bao gồm:

  • Chuyên trách an toàn Công ty là cán bộ thuộc Phòng hành chính và Phòng kỹ thuật.
  • Chuyên trách an toàn công trường là kỹ sư kỹ thuật An toàn trong ban chỉ huy công trường.
  • Ban chuyên trách an toàn là người tổ trưởng hoặc kỹ thuật viên chỉ đạo thi công.

2. Xây dựng nội quy an toàn trên công trường

  • Mọi người tham gia thi công trên công trường đều được phát thẻ và trình bảo vệ khi ra vào công trình. Cấm người không có phận sự vào công trường.
  • Duy trì hàng rào tạm, lưới che để ngăn cách công trường với khu dân cư. Lắp đặt các biển báo ở công trường, nội quy và các khẩu hiệu an toàn.
  • Toàn bộ công nhân làm việc trên công trường đều được học nội quy an toàn lao động.Trên công trường có tủ thuốc cấp cứu, có bảng các số điện thoại cần thiết như: Cấp cứu, công an, cứu hỏa.

3. Biện pháp thực hiện an toàn lao động

Các biện pháp an toàn được lập chi tiết cho từng công việc của Hạng mục công trình thi công. Được đưa ra phổ biến, huấn luyện cho công nhân trực tiếp thi công.

3.1 An toàn lắp đặt và sử dụng điện trong thi công

  • Công nhân sử dụng máy khoan bê tông, máy khoan tay tư thế phải vững chắc. Tay cầm máy phải đúng kỹ thuật. Dây điện dẫn từ ổ điện đến máy móc phải được bọc kín. Máy móc thiết bị phải có rơle ngắt điện khi quá tải.
  • Công nhân điện cũng như công nhân vận hành các thiết bị điện được học tập, kiểm tra. Và cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu kỹ thuật về an toàn điện. Công nhân điện làm việc ở khu vực nào trên công trường, phải nắm vững sơ đồ cung cấp điện của khu vực đó.
  • Sử dụng điện trên công trường phải có sơ đồ mạng điện, có cầu dao chung. Các cầu dao phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực công trình khi cần thiết. Điện động lực và điện chiếu sáng phải làm 2 hệ thống riêng.
  • Các phần dẫn điện trần của các thiết bị điện được bọc kín bằng vật liệu cách điện. Hoặc đặt ở độ cao đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc thao tác.
  • Các dây dẫn phục vụ thi công ở từng khu vực công trình phải là dây có bọc cách điện. Các dây đó phải mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn và ở độ cao ít nhất là 2.5m. Đối với mặt bằng thi công và 5m đối với nơi có xe cộ qua lại.
  • Các đèn chiếu sáng có điện thế lớn hơn 36V được treo cách mặt sàn thao tác ít nhất 2.5m.
  • Tất cả các thiết bị điện đều được bảo vệ ngắn mạch và quá tải. Các thiết bị bảo vệ phải được chọn phù hợp với điện áp và dòng điện của thiết bị hoặc nhóm thiết bị điện mà chúng bảo vệ.
  • Khi di chuyển các vật có kích thước lớn dưới các đường điện phải có biện pháp an toàn cụ thể. Cắt điện đường dây nếu có khả năng vật di chuyển chạm vào đường dây. Hoặc điện từ đường dây phóng qua vật di chuyển xuống đất.
  • Các dụng cụ điện cầm tay được kiểm tra 3 tháng 1 lần về hiện tượng chạm mát trên vỏ máy, về tình trạng của dây nối bảo vệ mặt đất bảo vệ. Ít nhất mỗi tháng 1 lần về cách điện dây dẫn, nguồn điện và chỗ hở điện.
  • Công nhân điện làm việc trên công trường đều có các phương tiện bảo vệ cách điện. Và trang thiết bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ theo quy định hiện hành.

3.2 An toàn trong công tác bốc xếp và vận chuyển

An toàn khi cẩu chuyển vật liệu

(Trong trường hợp yêu cầu của công trình trên cao, nhiều tầng)

  • Thường xuyên kiểm tra đường vận chuyển và nơi bốc dỡ hàng để đảm bảo an toàn.
  • Đưa vật liệu lên cao bằng cẩu và palang. Vì vậy phải bố trí người chuyên trách buộc dây để đề phòng vật rơi.
  • Khi tiếp nhận vật liệu phải có các biện pháp đưa đón và cố định tạm vật liệu tránh rơi, lao rơi xuống đất, tránh ngã theo vật liệu. Công nhân phải đeo dây an toàn móc vào các vị trí chắn của công trình.
  • Công nhân bốc xếp và vận chuyển phải có sức khoẻ tốt, sàn bốc xếp phải bằng phẳng tránh xô trượt, đổ, đi lại thuận tiện.
  • Trang thiết bị bảo hộ đầy đủ cho thợ bốc xếp theo tính chất nguy hiểm của vật liệu, thiết bị. Các vật liệu nặng hoặc cuộn không để lăn, rơi tự do.
  • Khi làm việc với cẩu phải có người ra tín hiệu để đề phòng việc va quệt, xô gạt. Nhất là khi trời có gió. Không có nhiệm vụ không được vào mặt bằng thi công.
  • Vị trí xếp vật tư phải do kỹ sư thi công quy định.
  • Phải có kế hoạch vận chuyển vật liệu lên tới vị trí thi công sao cho sử dụng đồng bộ. Vật liệu chuẩn bị cẩu phải được kiểm tra kỹ về quy cách, chủng loại, số lượng. Và đưa vào vị trí tập kết theo đúng trình tự lắp dựng.

An toàn khi vận chuyển bằng tay

Chỉ những người hội đủ các điều kiện sau đây mới được làm công việc bốc xếp thủ công (bằng tay):

  • Trong độ tuổi lao động do Nhà nước quy định.
  • Đã qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế.
  • Được đào tạo chuyên môn về bốc xếp thủ công, huấn luyện về BHLĐ và có chứng chỉ kèm theo. Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ.
  • Chỉ thực hiện việc bốc xếp bằng tay khi không có khả năng thực hiện việc bốc xếp bằng cơ giới. Và phải chuẩn bị sẵn các công cụ cần thiết cho việc đó (dây, đòn bẩy, đòn khiêng,…).
  • Phải đề phòng các nguy cơ có thể gây mất an toàn do kiện hàng gây ra như vật nhọn, vật cồng kềnh, vật dễ lăn, vật trơn, vật sắc cạnh, chất độc, chất cháy nổ, chất sinh bụi v.v… Để tiên liệu phương pháp phòng tránh một cách chủ động khi tiến hành bốc xếp.
  • Nếu không thể nâng kiện hàng bởi một người thì tuyệt đối không được gắng sức. Mà phải gọi thêm người giúp đỡ. Trong trường hợp có nhiều người khiêng phải có người chỉ huy để phối hợp nỗ lực của tất cả mọi người theo tín hiệu điều khiển chung.

An toàn bốc xếp hàng

  • Xếp từ dưới lên trên, lấy từ trên xuống dưới để tránh gây đổ kiện hàng.
  • Phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định chiều cao chất hàng để không gây sụp đổ khối hàng. Hàng dễ lăn phải được cố định bằng cách chèn chắc chắn,…
  • Phải xem xét để chọn lối đi lại hợp lý trong khi di chuyển kiện hàng. Để không va quệt vào các khối hàng khác, với các vật cản và người xung quanh.
  • Đặt hai chân cho vững, để một chân trước chân kia một chút để tạo thế thoải mái, hai chân giang ra vừa đủ để tạo thăng bằng.
  • Tiến sát tới vật nặng càng gần càng tốt, khuỵu chân khoảng 90o, co mình, không ngồi chồm hổm (mất sức vô ích). Phải nhớ rằng lực nâng chủ yếu dựa vào cơ bắp của chân.
  • Giữ lưng càng thẳng càng tốt. Có thể khó giữ lưng thật thẳng nhưng không cho phép lưng cong vòng.
  • Bám thật chặt vào vật trong khi nhấc và khiêng. Trước khi đổi vị trí bám phải đặt vật nặng xuống.
  • Duỗi thẳng chân để khiêng vật nặng cùng một lúc với duỗi thẳng lưng.
  • Phải bảo đảm vật nặng không che khuất tầm nhìn khi khiêng. Quá trình để vật nặng xuống được thực hiện ngược với động tác nhấc lên.
  • Khi khiêng vật nặng trên vai phải chú ý thực hiện bằng nhiều bước. Thoạt tiên phải tìm chỗ đặt vật nặng cao hơn mặt sàn ngang tầm eo (ví dụ: Đặt lên bàn ghế.v.v…) bằng cách để chúng ở cạnh bàn (ghế). Sau đó dùng tay và thân mình đẩy về phía trước để chúng không bị rơi khỏi bàn (ghế). Duỗi thẳng đầu gối kéo vật nặng tì vào bụng rồi đưa lên vai.
  • Không được xoay người nhấc vật nặng ở bên cạnh hay phía sau để tránh làm vặn cột sống gây chấn thương lưng.
  • Chú ý : Có thể nhờ người thứ hai phụ đưa kiện hàng lên vai.

An toàn khi thao tác với các thùng phuy

  • Hai người đứng đối diện với nhau qua thùng.
  • Nắm cả hai vành ở mặt thùng và đáy thùng, nhấc một đầu lên hạ đầu kia xuống.
  • Bỏ tay ra khỏi đáy thùng khi thùng đã dựng đứng.
  • Khi lăn thùng, công nhân phải dùng hai tay đẩy ở thân thùng (không được nắm ở vành thùng).
  • Khi đổi hướng lăn, phải nắm vành thùng xoay chứ không được dùng chân đá thùng.
  • Khi đưa thùng xuống dốc, không được lăn thùng, phải quay thùng cho đáy xuống trước.
  • Khi đưa thùng lên dốc, hai người lăn phải đứng hai bên thùng, không được đứng dưới thùng.
  • Khi hạ thùng hay các kiện hàng từ ôtô xuống phải dùng ván trượt hay cầu lăn và người thao tác phải đứng hai bên để đề phòng hàng rơi vào người.

3.3 An toàn lao động khi sử dụng dụng cụ điện cầm tay (DCĐCT)

1. Những công nhân hội đủ các điều kiện sau mới được sử dụng DCĐCT.

  • Có tuổi trong độ tuổi lao động do Nhà nước quy định.
  • Đã qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế.
  • Được đào tạo chuyên môn phù hợp được huấn luyện BHHL và có các chứng chỉ kèm theo.

2. Khi làm việc phải sử dụng đúng đủ PTBVCN gồm: Mũ vải, áo quần, bao tay vải, giày vải…

3. Phải cất giữ DCĐCT trong các tủ đồ nghề riêng và việc kiểm tra chúng phải được giao cho các chuyên viên (thường là thợ lắp ráp điện). Chu kỳ kiểm tra không ít hơn 1 lần mỗi tháng. Không kể kiểm tra đột xuất do các lý do như hỏng hóc, vừa nhận lại từ người khác. Kết quả kiểm tra phải ghi vào sổ, còn trên vỏ dụng cụ thì ghi ngày tháng, kỳ kiểm tra định kỳ tiếp theo…

3.4 An toàn trong công tác lắp dựng tháo dỡ giàn giáo

  • Dựng lắp giàn giáo, sàn công tác theo đúng thiết kế đã được phê duyệt. Thi công đến đâu phải cố định giàn giáo đến đấy nhằm tránh sập đổ khi lắp dựng.
  • Công nhân tháo dỡ lắp dựng giàn giáo phải đeo dây an toàn để móc vào các vị trí chắc chắn của giàn giáo khi thao tác.
  • Các lối đi qua lại dưới giàn giáo phải được che chắn bảo vệ, tránh vật rơi.
  • Trong phạm vi hoạt động của cẩu hoặc phương tiện vận tải phải có các biện pháp đề phòng va chạm làm đổ gãy giàn giáo.
  • Giàn giáo, sàn công tác lắp dựng xong phải được nghiệm thu, ghi biên bản nghiệm thu KTATLĐ xong mới được sử dụng.
  • Ngoài những vị trí quy định, không xếp tải lên giàn giáo. Khi tập kết vật liệu, dụng cụ thi công trên giàn giáo. Cán bộ thi công phải chỉ trước những vị trí tập kết vật liệu để công nhân chuẩn bị mặt bằng xếp đặt. Chuẩn bị lối đi lại và giằng néo vật tư vật liệu tránh bay bốc.
  • Khi tháo dỡ lắp dựng giàn giáo, sàn công tác khu vực có vật rơi phải có biển báo nguy hiểm, tiến hành rào chắn và cử người cảnh giới.

3.5 An toàn trong thi công

  • Công nhân làm việc trên giáo phải có túi đồ nghề để bỏ các dụng cụ cầm tay và ốc vít.
  • Phải hết sức đề phòng rơi ngã gây nguy hiểm cho các nhân và cho người khác. Nhất là lúc cẩu chuyển nâng hạ vật tư, lúc kéo palăng đưa vật liệu lên; lúc gió to, lúc đi lại. Hoặc người cảnh giới sơ ý để người lạ đi vào vùng nguy hiểm bị cấm ở phía dưới.
  • Đề phòng vật văng bắn: Thường xuyên kiểm tra dụng cụ cầm tay như chèn chặt cán búa, việc kê kích bắn vật phải cẩn thận và đúng cách. Khi cưa cắt phải trang bị bảo hiểm che chắn hợp lý.
  • Công nhân vận chuyển vật liệu trên giàn giáo phải cẩn thận, không để lăn trượt. Vật liệu lấy ra làm không hết trước giờ nghỉ phải bốc xếp về nơi tập kết. Hoặc buộc chặt vào các kết cấu vững chắc để tránh gió to.
    Chỉ được ngừng làm việc khi các khung nhôm, kính đã được liên kết chặt chẽ vào hệ khung thép và liên kết với nhau theo đúng quy phạm.

Kết luận

Bài viết trên đây, KAI Windoors đã tổng hợp và chia sẻ các biện pháp an toàn khi thi công cửa nhôm kính. Nếu như quý khách hàng muốn biết thêm thông tin. Liên hệ ngay đến hotline 090 145 0909 để được tư vấn nhanh chóng.