Các phương pháp lắp đặt vách kính mặt dựng phổ biến hiện nay

11/11/2024

Vách kính mặt dựng là giải pháp kiến trúc hiện đại, mang lại vẻ đẹp tinh tế, sang trọng và giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên cho các tòa nhà cao tầng, văn phòng, trung tâm thương mại và các công trình công cộng khác. Với khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, cùng độ bền vượt trội, vách kính mặt dựng không chỉ tạo nên một không gian mở mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, việc lắp đặt vách kính mặt dựng đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật cao, với nhiều phương pháp lắp đặt khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các phương pháp lắp đặt vách kính mặt dựng phổ biến hiện nay để bạn có cái nhìn rõ hơn về lựa chọn phù hợp nhất cho công trình của mình.

Các phương pháp lắp đặt vách kính mặt dựng phổ biến hiện nay

Phương pháp lắp đặt vách kính mặt dựng hệ Stick

Cách lắp đặt mặt dựng hệ Stick là một trong những phương pháp lắp đặt vách kính mặt dựng truyền thống và được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng hiện nay. Đây là phương pháp lắp ráp tại chỗ, các thành phần chính như khung nhôm, kính và các phụ kiện sẽ được lắp ghép trực tiếp tại công trình.

Quy trình lắp đặt
  • Lắp khung nhôm trực tiếp lên tòa nhà theo từng tầng, từng ô.
  • Lắp đặt kính vào khung đã định sẵn, sau đó cố định bằng keo hoặc các phụ kiện kẹp kính.
Ưu điểm
  • Tính linh hoạt cao: Vì được lắp ráp tại chỗ nên dễ dàng điều chỉnh kích thước khung và kính phù hợp với từng ô cửa.
  • Chi phí thấp: Có chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn so với các hệ mặt dựng khác.
  • Phù hợp với công trình nhỏ và trung bình: Các tòa nhà văn phòng thấp tầng, trung tâm thương mại hoặc nhà ở đều phù hợp với hệ Stick.
Nhược điểm
  • Thời gian thi công lâu: Do phải lắp ráp từng bộ phận trên công trường, thời gian lắp đặt hệ Stick thường dài hơn so với các hệ thống khác.
  • Chất lượng và thẩm mỹ phụ thuộc vào tay nghề thợ: Vì lắp ráp tại chỗ, việc thi công đòi hỏi tay nghề và kỹ thuật cao để đảm bảo chất lượng và độ bền.

Phương pháp lắp đặt vách kính mặt dựng hệ Unitized

Phương pháp lắp đặt vách kính mặt dựng Unitized là phương pháp lắp đặt dạng module được sản xuất và lắp ráp thành từng mảng lớn tại nhà máy trước khi đưa đến công trình. Với phương pháp này, kính và khung nhôm sẽ được lắp đặt sẵn tại nhà máy sau đó mới chuyển đến công trình, cách thức này giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng thi công.

Quy trình lắp đặt
  • Sản xuất và lắp ráp các module vách kính tại nhà máy với đầy đủ khung nhôm, kính và các phụ kiện.
  • Vận chuyển các module đến công trình và lắp ráp bằng cần cẩu chuyên dụng.
Ưu điểm
  • Tiết kiệm thời gian thi công: Vì các các module đã hoàn thiện từ nhà máy nên quá trình lắp đặt diễn ra nhanh chóng, giảm thời gian thi công tại công trường.
  • Đảm bảo chất lượng: Lắp ráp tại nhà máy đảm bảo độ chính xác cao và đồng nhất về chất lượng.
  • Phù hợp với các công trình cao tầng: Hệ Unitized là giải pháp tối ưu cho các tòa nhà cao tầng, nơi việc thi công trực tiếp gặp nhiều khó khăn.
Nhược điểm
  • Chi phí đầu tư ban đầu cao: Phương pháp này đòi hỏi đầu tư lớn về thiết bị và công nghệ sản xuất.
  • Yêu cầu kỹ thuật cao trong sản xuất và lắp ráp: Việc sản xuất module phải tuân thủ nghiêm ngặt về chất lượng và kỹ thuật để đảm bảo sự ăn khớp khi lắp đặt tại công trình.

Phương pháp lắp đặt vách kính mặt dựng hệ Semi – Unitized

Phương pháp Semi-Unitized System (hệ bán module) là phương pháp lắp đặt kết hợp giữa hệ Stick và hệ Unitized. Với hệ này, các khung nhôm được lắp đặt trước tại công trình, sau đó các mảng kính module sẽ được lắp vào khung này để hoàn thiện.

Quy trình lắp đặt
  • Lắp khung nhôm lên công trình theo các tầng.
  • Lắp các module kính vào khung để tạo thành vách kính hoàn chỉnh.
Ưu điểm
  • Thời gian thi công linh hoạt: Kết hợp giữa thi công tại chỗ và module, hệ bán module giảm bớt thời gian thi công tại công trường
  • Chi phí hợp lý: Phương pháp này có chi phí đầu tư thấp hơn hệ Unitized nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
  • Dễ dàng bảo trì và thay thế: Khi cần thay thế hoặc bảo trì, các module kính có thể tháo rời dễ dàng.
Nhược điểm

Thời gian lắp đặt lâu hơn hệ Unitized: Dù giảm thời gian thi công so với hệ Stick, phương pháp này vẫn cần nhiều công đoạn lắp đặt.

Kết luận

Mỗi phương pháp lắp đặt vách kính mặt dựng đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng loại công trình và ngân sách khác nhau. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp có chi phí hợp lý và linh hoạt, hệ Stick là lựa chọn phù hợp cho các công trình thấp tầng. Trong khi đó, với các tòa nhà cao tầng đòi hỏi tiến độ nhanh và chất lượng cao, hệ Unitized sẽ là giải pháp hoàn hảo. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 090 145 0909 để được tư vấn và báo giá ngay hôm nay.